Cho
câu thơ sau:
“Không có kính, ừ thì có bụi”
Câu 1:
Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong
tác phẩm nào? Ai là tác giả? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 2:
Nét đặc sắc trong đoạn thơ em vừa chép là giọng điệu, ngôn ngữ và cấu trúc ngữ
pháp. Hãy chỉ ra những câu thơ làm nên nét đặc sắc đó và cho biết tác dụng
trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ.
Câu 3:
Phân tích đoạn thơ trên, một bạn đã viết câu văn sau:
“Vậy
là, với những câu thơ ngang tàng, khỏe khoắn, nhà thơ đã cho ta thấy thái độ
ung dung hiên ngang, tâm hồn lạc quan trẻ trung của những người lính lái xe Trường
Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
oai hùng của dân tộc”
Coi
câu văn trên là câu cuối trong đoạn văn quy nạp, em hãy viết khoảng 10-12 câu để
hoàn chỉnh đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu bị động, (gạch chân và
chú thích rõ câu bị động)
Gợi ý
Câu 1:
Chép thuộc, chính xác 7 câu thơ:
-
Chép từ:
“Bụi
phun tóc trắng như người già
Chưa
cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn
nhau mặt lấm cười ha ha.
Không
có kính, ừ thì ướt áo
Mưa
tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa
cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa
ngừng, gió lùa khô mau thôi.”
-
Tên tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-
Tên tác giả: Phạm Tiến Duật
-
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1969, thời kì cuộc kháng chiến chống
Mĩ đang diễn ra ác liệt, tác giả là bộ đội lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
Câu 2: Các câu thơ đặc sắc về giọng điệu,
ngôn ngữ, tác dụng:
-
Một số câu thơ:
- Không có kính, ừ thì có bụi
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
- Không có kính, ừ thì ướt áo
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
-
Tác dụng: Cho ta thấy thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, chấp nhận và vượt qua mọi
khó khăn, gian khổ của người chiến sĩ lái xe
Câu 3: Viết đoạn văn để thấy thái độ ung
dung hiên ngang, tâm hồn lạc quan trẻ trung của những người lính lái xe Trường
Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chiến Mĩ
oai hùng của dân tộc:
-
Thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa
tuôn xối xả” (“gió”, “bụi”, “mưa” tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời).
Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ
mùi gian khổ.
-
Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng, các anh càng bình tĩnh,
dũng cảm hơn. Cho dù thời tiết có khắc nghiệt, dữ dội “mưa tuôn, mưa xối” nhưng
đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng như đem lại niềm
vui cho người lính. Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc
quan sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi,
ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận
khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Gian khổ hiểm nguy của chiến tranh
chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp
để thử sức mình.
-
Những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy: “Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc/ Mưa
ngừng gió lùa khô mau thôi”. Cấu trúc câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo
nhịp rung của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối có 7 tiếng mà có 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm
giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của
tuổi mười tám đôi mươi hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc - nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ... ý thơ
rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới.