Đọc
đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một).
Câu 1:
Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh
sáng tác của tác phẩm ấy.
Câu 2:
Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ
đó.
Câu 3:
Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm
Tiến Duật?
Câu 4:
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ cuối bài thơ để thấy được ý chí chiến đấu,
quyết tâm sắt đá, tình cảm sâu đậm với miền Nam ruột thịt.
Câu 5:
Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu
biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi)
về lòng dũng cảm.
Gợi ý
Câu 1: Nêu xuất xứ, tác giả và hoàn cảnh
sáng tác:
-
Bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
-
Tác giả: Phạm Tiến Duật
-
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1969 giữa lúc cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt, tác giả là bộ đội lái xe trên tuyến đường
Trường Sơn
Câu 2: Hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ và tác dụng:
-
Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh
-
Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện. Trời
xanh là ẩn dụ cho hòa bình và cuộc sống tươi đẹp.
-
Hình ảnh hoán dụ: Trái tim
-
Tác dụng: “trái tim” chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha,
như vợ, như chồng...; chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của
người lính.
Câu 3: Hình ảnh những chiếc xe không
kính rất độc đáo vì:
-
Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ
và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa.
-
Hình ảnh những chiếc xe không kính vừa nói lên sự khốc liệt của chiến tranh vừa
làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm
Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ.
Câu 4: Viết đoạn văn để thấy được ý chí
chiến đấu, quyết tâm sắt đá, tình cảm sâu đậm với miền Nam ruột thịt:
-
Trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe ban đầu đã không có kính, nay càng trở
nên hư hại hơn, vật chất ngày càng thiếu thốn hơn.
-
Điệp ngữ và cũng là từ phủ định “không có” được nhắc lại ba lần không chỉ nhấn
mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của những chiếc xe mà còn cho ta thấy mức độ
ác liệt của chiến trường. Nhưng không có gì có thể cản trở được sự chuyển động
của những chiếc xe không kính ấy.
-
Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không đè bẹp được tinh thần,
ý chí chiến đấu của những chiến sĩ lái xe. Xe vẫn chạy không chỉ vì có động cơ
máy móc mà còn có một động cơ tinh thần “vì miền Nam phía trước” của người lính
lái xe.
-
Đối lập với tất cả những cái “không có” ở trên là một cái “có” duy nhất. Đó là
trái tim - sức mạnh của người lính. Chính sức mạnh con người đã chiến thắng bom
đạn kẻ thù.
-
Trái tim là một hình ảnh hoán dụ, trái tim chính là người lính lái xe. Hình ảnh
hoán dụ tuyệt đẹp đó đã gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim ấy thay thế cho tất cả
những thiếu thốn “không kính, không đèn” hợp nhất với người chiến sĩ lái xe
thành một cơ thể sống để tiếp tục tiến lên phía trước hướng về miền Nam thân
yêu.
-
Trái tim trở thành nhãn tự bài thơ, cô đúc ý toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người
lính và để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.
-
Trái tim người lính toả sáng rực rỡ mãi đến mai sau khiến ta không quên một thế
hệ thanh niên thời kỳ chống Mỹ oanh liệt.
Câu 5: Viết đoạn nghị luận xã hội nêu
suy nghĩ về lòng dũng cảm:
a. Khẳng định vấn đề:
-
Những người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” dù ở nơi đâu khi làm
bất cứ việc gì họ cũng đều là những người có lòng dũng cảm.
-
Những người lính lái xe chính là tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời
kháng chiến chống Mĩ.
b. Giải thích khái niệm:
Dũng
cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run
sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực
tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa.
c. Biển hiện:
Dũng
cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:
-
Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (nêu dẫn chứng)
-
Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm (nêu
một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát\ bộ đội...)
-
Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
-
Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát
biển, đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
d. Bàn bạc mở rộng
-
Những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp
công lý.
-
Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu
với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
e. Liên hệ thực tế và bản thân:
-
Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống
quý báu của dân tộc
-
Rèn luyện tinh thần dũng cảm tù việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi
gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của
bạn
-
Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì...