Đọc
đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
(Đồng chí - Chính
Hữu, Ngữ văn 9, tập I)
Câu 1:
Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đồng chí, có bạn học sinh viết:
“Bài
thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích từ tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” và được
sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ”.
Em
hãy sửa lỗi kiến thức của câu văn trên.
Câu 2:
Hãy ghi lại tên một tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với
bài thơ Đồng chí.
Câu 3:
Về câu thơ cuối của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu kể rằng lúc đầu ông viết là “Đầu
súng mảnh trăng treo”, sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt
đi? Theo em, vì sao tác giả lại bớt đi như vậy?
Câu 4:
Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận Tổng - Phân - Hợp với chủ
đề: Ba câu kết thúc bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp
về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép nối để
liên kết (gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối).
Gợi ý
Câu 1: Sửa lỗi xuất xứ và hoàn cảnh
sáng tác:
“Bài
thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích từ tập thơ “Đầu súng trăng treo” và được sáng
tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp”.
Câu 2: Tác phẩm có cùng năm sáng tác
(1948):
-
Tác phẩm: Làng - Tác giả: Kim Lân
Câu 3: Việc bớt đi từ “mảnh” trong câu
thơ “Đầu súng trăng treo” có ý nghĩa:
-
Chữ được bớt là: “mảnh”
-
Tác dụng: Tác giả bớt chữ “mảnh” bởi câu thơ “Đầu súng trăng treo” vẫn gợi được
hình ảnh vầng trăng treo trên đầu mũi súng. Hơn nữa, khi bớt đi một chữ, câu
thơ trở nên gọn, chắc, giàu nhịp điệu. Bốn chữ này có nhịp điệu như nhịp lắc của
một cái gì lơ lửng, chông chênh, góp phần diễn tả sinh động hình ảnh vầng trăng
treo lơ lửng trên đầu mũi súng.
Câu 4: Viết đoạn văn: Cần đảm bảo các nội
dung sau:
-
Trong cảnh “rừng hoang sương muối” - rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy
trời, những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau, im lặng, phục kích chờ giặc tới.
Từ “chờ” là tư thế chủ động của người lính.
-
Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung
cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh là tình cảm ấm nồng của người lính với đồng
đội. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt
của thời tiết. Chính tình đồng chí đã sưởi ấm các anh giữa rừng hoang mùa đông
và sương muối buốt giá.
-
Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những
đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Đây là hình ảnh đẹp nhất, gợi bao liên tưởng
phong phú: Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ
mộng. Tất cả đã hòa quyện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng.
Câu thơ như nhãn tự của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng
mạn.
Ba
câu thơ là bức tranh đẹp, là biểu tượng đẹp giàu chất thơ về tình đồng chí, đồng
đội.