Cho
đoạn thơ sau:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Câu 1:
Những câu thơ trên trong bài thơ nào? Bài thơ đó được ra đời trong hoàn cảnh
nào?
Câu 2:
Từ “lại” trong câu “Đoàn thuyền... lại ra khơi” có ý nghĩa gì?
Câu 3:
Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 4:
Có ý kiến cho rằng: bài thơ Đoàn thuyền đánh
cá là “một khúc ca”. Em hiểu nội dung khúc ca ấy như thế nào?
Câu 5:
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ
trên.
Gợi ý
Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
-
Tác giả: Huy Cận
-
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được Huy Cận sáng tác năm
1958 khi miền Bắc đang tiến hành xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, tác giả đi thực tế
đến vùng mỏ Hòn Gai - Quảng Ninh.
Câu 2: Ý nghĩa từ “lại”:
Từ
“lại” nói về hoạt động của đoàn thuyền vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường
nhật, liên tục mỗi ngày của công việc lao động vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều
với câu trên: đất trời vào đêm nghỉ ngơi mà con người bắt đầu lao động, một
công việc lao động không ít vất vả.
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật trong đoạn
thơ:
-
So sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
® Tác dụng: “Mặt trời” được ví như một hòn lửa khổng lồ đang
từ từ lặn xuống.
-
Nhân hóa: Sóng đã cài then đêm sập cửa.
® Tác dụng: Gán cho sự vật những hành động của con người sóng
“cài then”, đêm “sập cửa” ®
Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng
lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi
trong ngôi nhà thân thuộc của mình.
-
Ẩn dụ: Câu hát căng buồm cùng gió khơi
® Tác dụng: Nghệ thuật ẩn dụ góp phần thể hiện một hiện thực:
Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi
trong tâm trạng đầy hứng khởi vì họ tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển
và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
Câu 4: Bài thơ là một khúc ca:
-
Bài thơ là khúc ca về lao động và thiên nhiên đất nước giàu, đẹp.
-
Khúc ca ấy vừa phơi phới, hào hứng vừa khỏe khoắn, mạnh mẽ
Câu 5: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ
thơ:
*
Cảnh
hoàng hôn trên biển được miêu tả bằng hình tượng độc đáo:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
-
Với sự liên tưởng so sánh thú vị, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời
khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật kì vĩ, tráng lệ.
-
Với phép tu từ so sánh, nhân hóa khiến ta hình dung vũ trụ như một ngôi nhà lớn
với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng hiền hoà gối đầu
nhau chạy ngang trên biển như những chiếc then cài cửa. Phác họa được một bức
tranh phong cảnh kì diệu như thế hẳn nhà thơ phải có cặp mắt thần và trái tim
nhạy cảm.
*
Khi
thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc:
-
Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời
như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
® Sự đối lập này làm nổi bật tư thế lao động của con người
trước biển.
-
Nhịp thơ nhanh mạnh như một quyết định dứt khoát. Đoàn ngư dân ào xuống đấy
thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại
tuần tự, thường nhật, liên tục mỗi ngày của công việc lao động vừa biểu thị ý
so sánh ngược chiều với câu trên: đất trời vào đêm nghỉ ngơi mà con người bắt đầu
lao động, một công việc lao động không ít vất vả.
-
Hình ảnh “câu hát căng buồm” - cánh buồm căng gió ra khơi - là ẩn dụ cho tiếng
hát của con người có sức mạnh làm căng cánh buồm. Câu hát là niềm vui, niềm say
sưa hứng khởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và say mê với
công việc chinh phục biển khơi làm giầu cho Tổ quốc.