Trong
bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính” Phạm Tiến Duật có viết:
“Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
Câu 1:
Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ? Cụm từ “ừ
thì” được lặp lại hai lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu 2:
Khổ thơ trên đã ngợi ca vẻ đẹp nào của người lính lái xe Trường Sơn?
Câu 3:
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận Tổng - Phân - Hợp trình bày cảm
nhận của em về khổ thơ trên làm rõ vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn có sử
dụng câu phủ định, phép lặp? (chỉ rõ)
Câu 4:
Kể tên một bài thơ khác ghi rõ tên tác giả trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết
về người lính không sợ gian khổ hy sinh. Từ đó em có suy nghĩ gì về sự hy sinh
của những người lính trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc? (Không quá 5 dòng)
Gợi ý
Câu 1: Ý nghĩa nhan đề và tác dụng của
cụm từ “ừ thì”:
*
Ý nghĩa nhan đề:
-
Nhan đề dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc ở cái vẻ lạ độc đáo
của nó.
-
Làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính.
-
Hai chữ “Bài thơ” thêm vào cho thấy
rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả. Tác giả muốn nói về chất
thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang,
dũng cảm vượt lên thiếu thốn, gian khổ hiểm nguy của thời chiến.
*
Tác dụng lặp cụm từ “ừ thì”:
-
Lặp cấu trúc.
-
Giọng điệu ngang tàng, thản nhiên, ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ.
Câu 2: Vẻ đẹp của người lính:
-
Dũng cảm, kiên cường đối mặt với khó khăn hiểm nguy.
-
Trẻ trung, sôi nổi, lạc quan yêu đời
Câu 3: Viết đoạn văn làm rõ vẻ đẹp của người
lính lái xe:
-
Thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” (“gió”,
“bụi” tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời). Trên con đường chi viện cho miền
Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ.
-
Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh,
dũng cảm hơn. Thời tiết khắc nghiệt, dữ dội nhưng đối với họ tất cả chỉ là “chuyện
nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng như đem lại niềm vui cho người lính. Chấp nhận
thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi”. Những tiếng
“ừ thì” vang lên như một thách thức, một sự chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một
thái độ cứng cỏi. Gian khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng
đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình.
-
Những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy: “Chưa cần rửa”. Cấu trúc câu thơ vẫn cân
đối, nhịp nhàng theo nhịp rung của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối gợi cảm giác
nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi
mười tám đôi mươi hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc - nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”... ý thơ
rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới.
® Những vần thơ tuy ít chất thơ nhưng càng đọc thì lại càng
thấy thích thú, giọng thơ có chút gì nghịch ngợm, lính tráng. Ta nghe như họ
đương cười đùa, tếu táo với nhau vậy.
Câu 4: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ gì về
sự hy sinh của những người lính trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc:
-
Kể tên bài thơ, tên tác giả: Đồng chí của tác giả Chính Hữu
-
Suy nghĩ về sự hy sinh của người lính
+
Hy sinh là đức tính cao quý, cần thiết, dâng hiến, ban tặng... Người lính luôn
đối mặt với khó khăn hiểm nguy, đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên
quyền lợi của cá nhân.
+
Yêu mến, cảm phục, tự hào, biết ơn, giữ gìn, phát huy truyền thống...