Trong
bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
có câu thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng”
Câu 1:
Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền
thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu
văn)
Câu 2:
Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các
biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư
dân?
Câu 3:
Nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
Câu 4:
Phân tích nét đặc sắc của hình ảnh “buồm trăng”. Em hiểu cách nói “thuyền ta”
nghĩa là gì? Theo em, có thể thay thế “thuyền ta” bằng “đoàn thuyền” được
không? Vì sao?
Câu 5:
Câu thơ “Lướt giữa mây cao với biển bằng”,
tác giả đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Điều đó có phải chú ý của nhà văn
không, vì sao?
Câu 6:
Trong chương trình Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay có hình ảnh
con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào? Của ai?
Câu 7:
Cách viết “Lái gió với buồm trăng” đã
gợi cho em điều gì?
Câu 8:
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ trên.
Câu 9:
Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu lập
luận diễn dịch, trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người dân chài khi đánh cá
trên biển đêm, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một phép lặp để liên kết.
Câu 10:
Từ đoạn thơ vừa chép, với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy
nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày
đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay.
Gợi ý
Câu 1: Chép tiếp 3 câu thơ, đoạn thơ vừa
chép có nội dung:
-
Chép chính xác ba câu thơ tiếp để thành khổ:
“Thuyền
ta lái gió với buồm trăng
Lướt
giữa mây cao với biển bằng
Ra
đậu dặm xa dò bụng biển
Giàn
đan thế trận lưới vây giăng”.
-
Nêu được nội dung đoạn thơ bằng một câu văn: Đoạn thơ đã khắc họa hình ảnh đoàn
thuyền đánh cá giữa biển đêm hùng tráng và thơ mộng.
Câu 2: Câu thơ “Thuyền ta lái gió với
buồm trăng”:
-
Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, nói quá qua từ “lái”.
-
Tác dụng: Góp phần khắc hoạ vẻ đẹp
người ngư dân về:
+
Tư thế: Lớn lao, kì vĩ ngang tầm thiên nhiên, vũ trụ.
+
Tâm hồn: phóng khoáng, lãng mạn.
Câu 3: Nêu cảm xúc của bài thơ:
Theo
sự vận động của thời gian và hành trình của một chuyến ra khơi đánh cá (Thời
gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến bình minh, cũng là thời
gian của một chuyến ra biển rồi trở về của đoàn thuyền đánh cá: mặt trời xuống
biển, cả trời đất vào đêm, trăng lên cao, đêm thở, sao lùa... rồi sao mờ, mặt
trời đội biển nhô lên trong một ngày mới.)
Câu 4: Chỉ ra nét đặc sắc của hình ảnh
buồm, trăng, nghĩa của từ “Thuyền ta”:
-
Nét đặc sắc của hình ảnh buồm, trăng: Đây là hình ảnh ẩn dụ
-
Giá trị:
+
Hình ảnh này được xây dựng trên sự quan sát rất thức và sự cảm nhận lãng mạn của
nhà thơ Huy Cận.
+
Từ xa nhìn lại, có lúc con thuyền đi vào khoảng sán của vầng trăng, cánh buồm
trở thành “buồm trăng”, vẻ đẹp của thiên nhiên làm nhòa đi cánh buồm bạc màu,
cũ kĩ.
+
Hình ảnh thể hiện cuộc sống lao động đầy chất thơ, thể hiện tâm hồn lãng mạn của
những người dân chài.
-
Thuyền ta: Thuyền của ta, thuyền của những người dân chài đang đánh cá.
-
Không thể thay thế “thuyền ta” thành “đoàn thuyền”. Vì từ “ta” đầy tự hào,
không còn cái tôi cô đơn, nhỏ bé. Thể hiện được niềm vui, niềm lạc quan, hăng
say lao động, làm chủ biển trời của những người lao động mới. Thể hiện rõ được
sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn tràn đầy, niềm vui hào
hứng về cuộc sống mới trong thời kì miền Bắc dựng CNXH và cảm hứng thiên nhiên,
vũ trụ; tạo nên hình ảnh thơ mang tính chất lãng mạn.
Câu 5: Câu thơ “Lướt giữa mây cao với
biển bằng”:
-
Phương châm vi phạm: Phương châm về chất
-
Tác dụng: Dụng ý của tác giả, nói quá lên so với sự thật, nhằm làm nổi bật hình
ảnh và tư thế của đoàn thuyền, của con người, họ không còn bé nhỏ mà tầm vóc trở
nên lớn lao, vĩ đại, phi thường.
Câu 6: Bài thơ cũng có hình ảnh thuyền,
cánh buồm:
-
Bài thơ: Quê hương
-
Tác giả: Tế Hanh
Câu 7: Cách viết “Lái gió với buồm
trăng” đã gợi cho em điều gì?
Thuyền
có lái và có buồm, người lái con thuyền và thuyền lái gió đấy thuyền. Hình ảnh
lãng mạn và thơ mộng: Gió là người lái, mảnh trăng là cánh buồm. Con thuyền lướt
đi giữa mây cao biển lớn. Bút pháp lãng mạn đã biến con thuyền vốn nhỏ bé trước
biển cả bao la thành con thuyền kì vĩ khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn
của thiên nhiên vũ trụ...
Câu 8: Viết đoạn văn cảm nhận về khổ
thơ:
-
Trên mặt biển đó, có con thuyền đang băng băng lướt đi trên sóng:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
-
Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ đây đã trở thành một con
thuyền đặc biệt có gió là người cầm lái, còn trăng là cánh buồm. Con thuyền
băng băng lướt sóng ra khơi để “dò bụng biển”.
-
Công việc đánh cá được dàn đan như một thế trận hào hùng. Tư thế và khí thế của
những ngư dân thật mạnh mẽ, đầy quyết tâm giữa không gian bao la của biển trời.
-
Tầm vóc của con người và đoàn thuyền đã được nâng lên hòa nhập vào kích thước của
thiên nhiên vũ trụ. Không còn cái cảm giác nhỏ bé lẻ loi khi con người đối diện
với trời rộng sông dài như trong thơ Huy Cận trước cách mạng.
-
Hình ảnh thơ thật lãng mạn bay bổng và con người có tâm hồn cũng thật vui vẻ,
phơi phới. Công việc lao động nặng nhọc đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp
nhàng cùng thiên nhiên
Câu 9: Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp
của người dân chài khi đánh cá trên biển đêm:
-
Tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao
-
Dũng cảm
-
Tâm hồn lãng mạn, tràn đầy tinh thần lạc quan
-
Giàu ơn nghĩa, gắn bó với thiên nhiên.
Câu 10: Viết đoạn nghị luận xã hội về
hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm
hiện nay:
-
Đây là một hình ảnh đẹp, được toàn dân ngợi ca, ủng hộ.
-
Nêu suy nghĩ về công việc của người Ngư dân: khó khăn, gian khổ, phải đương đầu
với thử thách của thiên nhiên, biển cả, hiểm nguy luôn rình rập... ® Luôn dũng cảm, kiên cường vì một tình yêu với quê hương, đất
nước.
-
Nêu ý nghĩa công việc của những người Ngư dân: Lao động hăng say, đầy hào hứng
để góp phần khai thác tài nguyên, nuôi sống bản thân, làm giàu cho gia đình,
xây dựng đất nước; kiên trì bám biển để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất
nước, bảo vệ vùng biển đảo quê hương...
-
Suy nghĩ, hành động bản thân: Khâm phục, tự hào ® ủng hộ về vật chất và tinh thần cho những người ngư dân để
họ yên tâm bám biển, quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước; ra sức học tập, rèn
luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức trở thành người có ích cho xã hội, giúp đất nước
phát triển, thể hiện tình yêu nước một cách đúng đắn...